Thảm nhựa cầu Sài Gòn

Người đăng: vanphuongdl,Ngày đăng: 22-01-2013

Do tính chất khai thác đặc biệt của Cầu Sài Gòn. Nên BMT đã sử dụng nhiều loại vật liệu rất đặc biệt cho dự án này như sau:

  • Nhũ tương polimer: việc sửa chữa lớp mặt cầu được thực hiện bằng cách cào bóc lớp BTN cũ và thảm lại bằng lớp siêu mỏng tạo nhám. Khả năng dính bám giữa lớp BTN sau khi cào bóc với lớp siêu mỏng là vấn đề rất quan trọng. BMT đã cho sử dụng loại nhũ tương polimer để nâng cao khả năng dính bám giữa 2 lớp.
  • BTN tạo nhám: khác với các lớp BTN tạo nhám dùng nhựa polimer trước đây, lần này, BMT đã sử dụng loại nhựa đường polimer PMB III, là loại có chất lượng tốt nhất hiện nay, đặc biệt các chỉ tiêu về nhiệt độ hóa mềm, độ kim lún và độ ổn định đều tốt hơn so với nhựa đường PMB I.
  • BTN cát: chúng tôi gọi chúng là BMT-sandy-01 vì lớp này hoat động khá giống với lớp BTN cát, với độ dẻo rất cao. Đối với các công trình cầu đúc hẫng cân bằng, sau thời gian khai thác sẽ xuất hiện các khe nứt thi công lớn, các lớp BTN thông thường không có khả năng kháng cắt, các vết nứt này sẽ sao chép lên trên và gây nứt lớp BTN. Lớp BMT – sandy – 01 là 1 lớp trung gian giữa bản mặt cầu BT tại vị trí khe nứt với lớp BTN, tác dụng của nó là làm triệt tiêu hoàn toàn biến dạng theo phương thẳng đứng từ bản mặt cầu lên trên.

Yếu tố cốt lõi để có thể sản xuất được các loại BTN trên nằm ở chất lượng đá nguyên liệu. BMT đã có thể sản xuất loại đá với hàm lượng hạt dẹt nhỏ hơn 5%, đảm bảo cở hạt đồng đều và có chất lượng cao. Kết hợp giữa việc sử dụng các nguyên vật liệu chất lượng, BMT còn biết sử dụng đội ngũ kỹ sư có chuyên môn giỏi, công nghệ sản xuất hiện đại, hệ thống quản lý sản xuất và thi công hiệu quả cao.

Để minh chứng cho chất lượng tốt của mình, công ty BMT đã cam kết bảo hành cho dự án này sau 3 năm kể từ ngày đưa lớp BTN này được đưa vào khai thác.